
Họ gọi món và lăn dài trên cát, sóng biển và đám cỏ lăn
“𝙷𝚊𝚒 𝚌ơ 𝚝𝚑ể 𝚑ộ𝚒 𝚝𝚑𝚘ạ𝚒 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚖ộ𝚝 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚐𝚒𝚊𝚗 𝚖à 𝚛𝚊𝚗𝚑 𝚐𝚒ớ𝚒 𝚔𝚑á 𝚖ậ𝚙 𝚖ờ. 𝙲ơ 𝚝𝚑ể 𝚝𝚑ứ 𝚋𝚊 𝚑𝚘à 𝚗𝚑ậ𝚙 𝚟à𝚘 𝚌𝚞ộ𝚌 𝚑ộ𝚒 𝚝𝚑𝚘ạ𝚒 đó. 𝙽𝚐ườ𝚒 𝚙𝚑ụ 𝚗ữ đố𝚒 𝚝𝚑𝚘ạ𝚒 𝚟ớ𝚒 “𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚊𝚒 𝚌ả”. 𝙽𝚐ườ𝚒 đà𝚗 ô𝚗𝚐 𝚝𝚑ì 𝚕𝚞ô𝚗 𝚖𝚒ệ𝚗𝚐 𝚗𝚑ữ𝚗𝚐 á𝚙 đặ𝚝 đặ𝚌 𝚜ệ𝚝 𝚗𝚊𝚖 𝚚𝚞𝚢ề𝚗. 𝙷ọ 𝚕ặ𝚙 𝚕ạ𝚒 𝚌á𝚌 𝚌𝚞ộ𝚌 𝚑ộ𝚒 𝚝𝚑𝚘ạ𝚒, 𝚝𝚒ế𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚞ô𝚗𝚐, 𝚝𝚒ế𝚗𝚐 𝚜ó𝚗𝚐 𝚋𝚒ể𝚗, 𝚗𝚑ữ𝚗𝚐 𝚌𝚞ộ𝚌 𝚛ượ𝚝 đ𝚞ổ𝚒 𝚌𝚑𝚘 đế𝚗 𝚔𝚑𝚒 𝚜ó𝚗𝚐 𝚋𝚒ể𝚗 𝚡𝚘á 𝚜ạ𝚌𝚑 𝚍ấ𝚞 𝚟ế𝚝 𝚌ủ𝚊 𝚑ọ.”


TheaFter is a local experimental model of the uncertain stage initiated by CAB Hoian and Chinh Ba. Itself an antithesis to the inability in renting and operating a physical space. It also attempts to find new methods for theatrical forms, forward movements in countless questions about its future.
TheaFter (F generation theater of after) focus on issues of innovating expression and symbolism in order to change modes of perception and form newer, more positive relationships between people and people, people with space, space with non-physicality, with audience, with equipment or nothing at all.
The project calls for open source people who are interested in experimenting with theater, drama, performance, writing… or simply practicing living in order to co-create and break the boundaries between professional and amateur.



Vở kịch phi lý phóng tác từ vở kịch Furtive Love của Brian E. Turner và Truyện Kiều của Nguyễn Du được hình thành dựa vào những tương tác sống của diễn viên trong vòng một tháng tại CAB Hoian, phá vỡ cấu trúc tuyến tính và cấu trúc không gian của sân khấu. Ba diễn viên Trần Minh, Trần Quốc Dũng và Hương sắp đặt phi lý các mẩu hội thoại tưởng như vô nghĩa, trên việc hình thành những mối quan hệ không rõ ràng của đàn ông, đàn bà và một người nữa không xác định bản dạng. Họ hội thoại, rượt đuổi nhau, dành cho nhau những tình yêu, đam mê, dục vọng, những mập mờ của bản dạng giới, quyền lực/bạo lực, trong tiếng sóng, không gian nhà cổ Hội An và biển.



Tác phẩm là dịp để công chúng cùng trải nghiệm các thể nghiệm về kịch với các thể nghiệm về không gian tương tác với nhà cổ Hội An, với công chúng, với đạo diễn âm thanh và các trải nghiệm nghệ thuật khác.



CREDIT:
. Nguyên tác/ Original: Furtive Love – Brian E. Turner & Truyện Kiều – Nguyễn Du
. Đạo diễn/ Director & Dramaturg: Chinh Ba
. Diễn viên & Đồng sáng tạo/ Actors & Co-creation: Trần Minh, Trần Quốc Dũng, Hương
. Đạo diễn âm thanh/ Sound director: Patrick Nethercott
. Mỹ thuật/ Art: Chinh Ba, Đắc Tú
. Graphic design: Hương
. Thiết bị/ Equipment: Henduy Tran
. Sản xuất/ Production: CAB Hoian, TheaFter
. Không gian/ Location: Nhà hàng Bazar


CREW
Chinh Ba
Là nghệ sĩ thực hành đa thể loại thơ, âm nhạc, trình diễn, sân khấu, thị giác, sản xuất nghệ thuật, Chinh Ba được biết đến với các tác phẩm thơ như Bài thơ dài về những đường biên (2020), Mắc kẹt trong chuỗi luân hồi (2019), giám tuyển thơ tại Poetry+++ của MoTplus (2020), đồng soạn nhạc cho vở Ballet Kiều (2020) cùng nhạc sĩ Việt Anh, nhạc phim The Talks (2019) của Ngô Thanh Phương… Chinh Ba tại Hội An là người sáng lập culture&arts base CAB Hoian, không gian nghệ thuật hướng đến các thể nghiệm mới mẻ trong thực hành, và tương tác sinh học đa dạng các thực hành với công chúng Hội An.
Trần Minh
Tốt nghiệp trường múa Việt Nam năm 2018, nghệ sĩ múa Hà Nội Trần Minh bắt đầu sự nghiệp tại Nhà hát giao hưởng vũ kịch Việt Nam. Năm 2019, Minh bắt đầu thực hành cá nhân tập trung vào việc khám phá các chuyển động chân thật. Các dự án cá nhân của Minh thường hướng đến sự hoà nhập tâm trí, thể xác, bản ngã, và sự thật như “Tôi là cái tôi là” (2020), “Tờ Mờ” (2022). Bên cạnh đó, Minh tham gia các dự án của các nghệ sĩ, chương trình khác như “Vướng” (2019 – Chương trình Tương Lai Truyền Thống), “A Wo|men” (2022 – Biên đạo Hoàng Hà, Minh Hải)… Minh đến với Hội An theo nhịp sinh học của bản thân để hướng đến các thực hành chuyên sâu về nghệ thuật trình diễn, và các cấu trúc sân khấu phi vật lý. Tháng 3.2022, Minh mở xưởng dự án nghệ thuật Tờ Mờ tại CAB. Và dự án lần này là lần thứ hai Minh cộng tác với CAB với vai trò là diễn viên, vừa là đồng sáng tạo.
Trần Quốc Dũng
Xuất thân từ gia đình có truyền thống xiếc, Dũng mang trong mình cơ thể của võ thuật, của chuyển động, của tự do và thái độ ứng diện với các bản dạng khác nhau của bản ngã. Năm 2007 Dũng về lại Việt Nam sau 20 năm sống ở Paris, anh rong ruổi thực hành nhiếp ảnh, võ thuật, âm nhạc. Dũng đến Hội An, một lần nữa, đối diện với lý do chuyển động của bản thân.
Hương
Vốn là một graphic designer, Hương mang trong mình niềm khao khát sân khấu từ khi còn đóng vai trò là người phụ nữ của gia đình. Cô đến với CAB năm 2021 với việc tham gia tác phẩm múa đương đại “Làm ơn cho tôi một bữa sáng thanh bình” của biên đạo/ đạo diễn người Hà Lan Arthur Kuggeleyn. Sau đó cô gia nhập CAB với vai trò quản lý CAB Read và hiện vẫn đang tiếp tục hành trình trên con đường thực hành nghệ thuật của mình.
Patrick Nethercott
Patrick Nethercott là kỹ sư/nghệ sĩ âm thanh người Ireland, trọng tâm nghiên cứu chính của anh là giao diện giữa con người và công nghệ và việc sử dụng các kỹ thuật này để tạo ra trải nghiệm âm thanh và hình ảnh sống. Năm 2009 anh tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kỹ thuật tại Viện Thiết kế Nghệ thuật và Công nghệ Dun Laoghaire. Năm 2010, anh tham gia Chương trình Sonic Arts MA tại Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật âm thanh ở Đại học Queen Belfast. Từ 2005-2015, Patrick là kỹ sư âm thanh chính thức của Liên hoan sân khấu Dublin, là giám đốc âm nhạc của nhiều chuyến lưu diễn khác nhau của The Abbey Theater, Dublin và National Theater, London. Năm 2018, anh là kỹ thuật viên âm thanh và hình ảnh trong Girl Song của Emma Walsh tại Liên hoan nghệ thuật Noordezon ở Groningen, Hà Lan, anh cũng lưu diễn ở Nepal cùng với Bartika Eam Rai và ban nhạc của cô ấy cùng năm đấy. Hiện nay, Patrick sinh sống và làm việc tại Hội An.


THEAFTER
TheaFter là mô hình thử nghiệm về sân khấu bất định của CAB Hoian và Chinh Ba. Tự bản thân nó là một phản đề trước sự bất lực trong việc thuê mướn và vận hành một không gian vật lý tại địa phương, cũng là một nỗ lực tìm những phương thức mới cho các hình thức sân khấu bước tiếp trong muôn vàn câu hỏi về tương lai của nó.




TheaFter (Sân khấu thế hệ F của sau này) đặt ra các chất vấn về tính biểu hiện và tính ước lệ nhằm thay đổi các phương thức nhận thức và hình thành những mối quan hệ mới hơn, tích cực hơn giữa con người với con người, con người với không gian, không gian với tính phi vật lý, với khán giả, với thiết bị hoặc không gì cả.


Dự án kêu gọi nguồn mở những người ham thích thực hành thể nghiệm sân khấu, kịch, trình diễn, chữ viết… hoặc đơn giản là thực hành sống cùng nhau sáng tạo và phá vỡ các ranh giới giữa chuyên nghiệp và không chuyên.

