Enjoy the silence

This is sooo me.

I have listened to different versions of this song and this one is the best, so beautiful and poetic. I’m falling in love with Carla Bruni.

Words like violence
Break the silence
Come crashing in – to my little world
Painful to me
Pierce right through me
Can’t you understand?
Oh, my little one
All I ever wanted
All I ever needed
Is here
In my arms
Words are very
Unnecessary
They can only do harm
Vows are spoken
To be broken
Feelings are intense
Words are trivial
Pleasures remain
So does the pain
Words are meaningless
And forgettable
…..

Huyền Không Sơn Thượng

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Năm nay nghĩ lại chừng quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.
Hòa thượng Phước Hậu

Một phen buông hết ngôn từ
Một phen buông cả chữ NHƯ trên đầu
Thong dong thực tại nhiệm màu
Niết bàn sinh tử bể dâu khác gì.
Hòa thượng Viên Minh

Mải mê giữa chốn chợ chiều
Vai đau tóc lấm đã nhiều gian truân
Ta bèn rũ áo phủi chân
Dặm không đủng đỉnh chiếc thân nhẹ hều.
_Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Gánh mộng lên non thả gió bay
Đem thơ vào núi gởi cho mây
Thân ta sương khói phiêu bồng cõi
Biết dính vào đâu giữa chốn này?
_Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Ra đi khắp bốn phương trời
Tìm ai mỏi gót muôn đời còn xa
Ta về gặp lại tình ta
Dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân.
Hòa thượng Viên Minh

Thực tại & Tưởng tượng

Thực tại:
Bạn có một món ăn tươi ngon nóng hổi, trình bày tinh tế bày ngay trước mặt, việc của bạn chỉ là tranh thủ mà tận hưởng nó. Hết sức đơn giản.

Tưởng tượng:
Thay vì tận hưởng món đó với đủ các giác quan, bạn lại nhìn nó với ánh mắt ngờ vực:
– Tại sao món này lại ngon thế này? Liệu có vấn đề gì không nhỉ?
– Từ đâu mà nó lại có thể ngon thế? Thằng đầu bếp làm ra món này có đáng tin không? Lý lịch bảy đời nhà nó như thế nào?
– Thôi bỏ mẹ rồi tươi ngon thế này rồi sẽ dễ hỏng mất thôi.
– Có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không đây? Mình mà ăn phải khéo lại ngộ độc.
– Ngon thế này để làm gì? Để cho ai?
– Ngon thế này thì không phải dành cho mình rồi. Mình chỉ ăn được những món bình dân hơn thôi.
– Ngon thế này nhỡ có thằng khác nó ăn mất của mình thì sao?
– …

Và trí tưởng tượng đó tạo ra một nỗi sợ khủng khiếp bên trong bạn về cái món ăn trông hấp dẫn mà lại có vẻ nguy hiểm này có thể gây tổn hại đến mình. Và thế là bạn dùng dao dĩa chọc ngoáy dày xéo món ăn đó cho nó bớt ngon bớt đẹp đi để bạn đỡ sợ sự hấp dẫn của nó. Hoặc nhanh hơn thì bạn hất mịa đĩa thức ăn vào thùng rác.

Chúc mừng bạn đã được trí tưởng tượng dẫn dắt bay cao bay xa.

Luật pháp

Chưa cần đến lý thuyết Objectification hay phân tích diễn giải triết học xa xôi từ phương trời tây tàu nào. Chỉ cần mỗi người ý thức được về quyền của mình, có kiến thức về pháp luật thì người với người sẽ không đối xử với nhau như thể người khác là đồ vật/ công cụ của mình. Không hiểu chương trình học phổ thông gần đây có môn học nào liên quan đến pháp luật không nhỉ?

Bàn về hôn nhân

Hội Đồng Cừu – Kênh Youtube chuyên bàn luận về các vấn đề xã hội thông qua góc nhìn triết học, lịch sử…

“Chế độ phụ hệ đơn thuần là sản phẩm của bạo lực”

“Hôn nhân là ngôi trường đầu tiên dạy trẻ về bình quyền. Trong một cuộc hôn nhân mà người phụ nữ bị xem là hàng hóa, bị xem là lệ thuộc vào đàn ông, bị xem là đương nhiên bị thống trị bởi đàn ông, nơi mà các trẻ em trai được dạy là chúng có đặc quyền không cần lý do, thì những đứa trẻ này kể cả nam lẫn nữ sẽ lớn lên và nhận thấy rằng bất bình đẳng là bình thường – bao gồm mọi loại bất bình đẳng chứ không chỉ là bất bình đẳng giới…”

“Chế độ một vợ một chồng monogamy thật ra không liên quan đến tình yêu mà được xây dựng dựa trên tư hữu tài sản. Chế độ này cho phép người đàn ông kiểm soát hoàn toàn người phụ nữ… Monogamy là công cụ để tích lũy và tập trung tư bản.”

“Những mối quan hệ mà chỉ để quan hệ tình dục không đi kèm với tình yêu lứa đôi thực sự thì cả đàn ông lẫn đàn bà đều xem nhau như đồ vật… Ham muốn của một người dành cho một người khác mà chỉ gói gọn trong vấn đề tình dục thôi thì sự mong muốn họ dành cho nhau không phải giữa tư cách người với người – giữa những thực thể có tư tuy, tình cảm. Thứ họ quan tâm đến nhau chỉ là giới tính của nhau thì cách tiếp cận này sẽ vật hóa tình yêu…”

Flight

“That was it. I was finished. I was done. It was as if I had reached my lifelong limit – of lies. I could not tell one more lie.”
“This is going to sound real stupid coming from a man who’s locked up in prison. But for the first time in my life, I’m free.”

Về quê

Thuật lại từ lời kể của một bạn gái 12 tuổi sau khi về quê:
“Về quê ăn giỗ cả hội trẻ con bị bắt làm việc các kiểu, quét nhà, dọn bát đĩa, bê nước… lúc nào nhiều việc quá thì có mấy bà mấy cô làm cùng, còn các ông các bác đàn ông thì chả làm gì, cứ đến ăn liên tục với ngồi nói chuyện với nhau kệ bọn con làm, lại còn ngồi nhìn xong bình phẩm bọn con đứa này thế này đứa kia thế nọ. Xong có bác Y cứ cố tình sai con nhiều việc hơn đứa khác, có lúc con làm theo, lúc thì con kệ, đến khi con khó chịu quá thì vợ bác mới bảo Thôi kệ nó đi…”

Ảnh: internet

Hồ Xuân hương

Một bài viết làm tôi nhớ đến những bức ảnh khỏa thân mà nhìn vào đó tôi không thấy gì khác ngoài cái nhìn thèm thuồng của những người đàn ông chụp ra các bức ảnh đó.

“Tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là một nỗ lực tìm kiếm khả năng tự lên tiếng, tự quyết định dục tính và cách biểu đạt dục tính. Gõ cụm từ “minh họa Hồ Xuân Hương” vào thanh tìm kiếm, chúng ta nhận lại một loạt tranh khỏa thân rất đa dạng về cả phong cách lẫn chất lượng. Điểm chung của nhiều tác phẩm minh họa Hồ Xuân Hương hiện nay là đã biến người phụ nữ có tiếng nói thành những cơ thể bị lột trần để thỏa mãn cơn thèm nhìn của nam giới.

Triển lãm tranh “Hồ Xuân Hương” của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng bị đóng cửa vì ý kiến trái chiều từ dư luận. Ở đây không cần bàn thêm về chất lượng của những tác phẩm này, cũng không bàn về “phù hợp” hay “thuần phong mỹ tục” vì chúng là những ý kiến mơ hồ. Những tác phẩm của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng bộc lộ ít nhất hai vấn đề trong việc minh họa/vẽ về Hồ Xuân Hương:

1. Một lối mòn về biểu đạt;

2. Một tia nhìn thèm thuồng của nam giới làm đảo ngược tính chủ động của tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.

1. Khi nghĩ về một người phụ nữ khai phóng và tự chủ về chính cơ thể của cô ấy, bạn hình dung ngoại hình của cô ấy trông như thế nào?

Hễ vẽ về Hồ Xuân Hương thì y như rằng người ta (mà đa số là nam giới) sẽ sử dụng chung một công thức: ngực to, yếm trễ xuống, dáng người ưỡn ẹo, mặt đờ đẫn gợi tình. Không có gì sai hay đúng ở khuôn mẫu này, vấn đề là, liệu một người phụ nữ khai phóng tính dục thì nhất định phải trễ tràng và ưỡn ẹo? Liệu một người phụ nữ khai phóng tính dục có thể mặc áo dài, com lê, đồ bảo hộ lao động, áo công nhân hay bất cứ trang phục nào khác? Cách minh họa này bộc lộ một lối mòn là hễ phụ nữ khai phóng tính dục thì cô ta nhất định phải trễ tràng, không thể nào khác được. Đây là một kiểu slut-shaming, nhìn sự đa dạng bằng đôi mắt rập khuôn định kiến. Thực chất, một người nữ khai phóng có thể mặc lựa chọn bất cách xuất hiện nào mà cô ấy muốn. Khi quy giản vào một hình tượng chung, những họa sĩ như thế này đi theo một lối mòn không chỉ về biểu đạt mà còn cả trong cách họ tư duy về phụ nữ. Cái thứ nhất có liên hệ với cái thứ hai.

2. Nhân vật nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có tiếng nói, có sự chủ động, quyết định khi nào bộc lộ cơ thể của cô và cho mục đích gì. Minh họa Hồ Xuân Hương trong những bức tranh kiểu này không gì hơn là phơi bày cơ thể phụ nữ ra cho thỏa cơn thèm nhìn của nam giới. Nhân vật trong tranh là người phụ nữ không còn câu chuyện, cô chỉ còn là một cơ thể với những đường cong và làn da mỹ miều mà nam họa sỹ ao ước. Tiếng nói của cô tắt nhẹm, cô không còn là gì hơn một vẻ đẹp sinh ra từ cơn khoái chí của người tạo tác. Cô không còn làm chủ cơ thể và câu chuyện của cô, cô phải hiện ra theo đúng cách mà nam giới muốn nhìn.

Một tác phẩm nghệ thuật dù dở tệ cũng có quyền được tồn tại, nếu sự tự do sáng tạo vẫn còn được cân nhắc trong câu chuyện đang bàn. Cảm giác thất vọng toát ra từ những bức tranh thuộc dạng này có thể được bù đắp bằng những dự án nhiều ý tứ hơn, và di sản thơ của Hồ Xuân Hương chắc chắn có thể gợi nên nhiều suy tư hơn là quẩn quanh ở những bầu ngực bị phơi trần.”

Nguồn: Trương Trần Trung Hiếu